Sunday, November 25, 2012

THE GUARDIAN: TỰ DO DƯỚI BÓNG NHÀ TÙ


Thành phố Hồ Chí Minh - Ở quán cà phê thời thượng trong trung tâm thương mại Saigon Centre, nơi giới mới giàu lên thích đến để nhìn và để được thiên hạ nhìn, Nguyễn Quang hồi tưởng lúc anh trực diện với mặt trái đen tối hơn của phép lạ kinh tế Việt Nam từng được ca ngợi rất nhiều. Anh kể những người công an thuê đã lái xe máy tông anh té xuống đất rồi cán qua người anh. Lời nhắn thẳng thừng cho nhà bất đồng chính kiến và nhà hoạt động dân chủ trên mạng này là: hãy dừng lại ngay nếu không liệu hồn.
Nhưng  con người này, trước đây làm nghề trang trí nội thất, 49 tuổi, khuôn mặt hằn những vết sẹo từ vụ tấn công vào hồi tháng Chín, vẫn không khuất phục. " Tôi nhất định không lùi bước, " anh nói. "Chính quyền đang ra sức ngăn chặn chúng tôi chỉ vì chúng tôi nói lên sự thật. Họ đã nói láo với nhân dân suốt bao nhiều năm nay rồi."
Nguyễn Quang, mới vừa mãn án tù ba năm về tội bất đồng chính kiến, là thành viên trong nhóm ngày càng lớn mạnh của những người Việt Nam đang công khai lên tiếng thách thức quyền lực của đảng Cộng sản, vốn đã cai trị nước này kể từ khi thống nhất vào năm 1975 và không cho phép đối lập chính trị. Qua những bài viết trên các blog và mạng xã hội về các vi phạm nhân quyền, tham nhũng, và hạn chế tự do ngôn luận các nhà hoạt động dân chủ đã thu hút lượng độc giả ngày càng tăng.
Nhưng khi nhà cầm quyền chuẩn bị cho đại hội toàn quốc đảng Cộng sản vào ngày mai, kỳ họp rất quan trọng nhằm phác thảo ra đường hướng quốc gia và nhân sự lãnh đạo cho năm năm tới, chính quyền đã tìm cách khẳng định quyền lực của mình qua hành động trấn áp những người lên tiếng chỉ trích như Nguyễn Ngọc Quang. Năm qua, hàng chục nhà bất đồng chính kiến đã bị bắt và giam giữ, chưa kể còn biết bao nhiêu người khác đã bị công an sách nhiễu và theo dõi.  Năm ngoái, trong công điện ngoại giao mật gởi đi từ đại sứ quán tại Hà Nội, đại sứ Mỹ đã đề cập đến việc "xử dụng bạo lực quá đáng" để đàn áp một cuộc biểu tình, điều đó ông nói "thật đáng lo ngại và chứng tỏ chính phủ Việt Nam gia tăng trấn áp nhân quyền nhiều hơn trước đại hội đảng vào tháng Giêng năm 2011."

Căng thẳng gia tăng trong lúc tầng lớp lãnh đạo chuẩn bị bắt đầu giải quyết các vấn đề đối nội ở đại hội Đảng trong đó bao gồm nền kinh tế hoạt động yếu kém và sự chỉ trích công khai các mối quan hệ kinh tế ngày càng mật thiết với kẻ thù truyền thống Trung Quốc. Hôm thứ tư, công an thành phố Huế ở miền trung đã hành hung nhà ngoại giao Mỹ khi ông cố gắng đến thăm cha Nguyễn Văn Lý, vị linh mục Công giáo bất đồng chinh kiến đang bị quản thúc tại gia sau khi được thả ra khỏi tù vì lý do sức khoẻ. Nhà cầm quyền cũng đang ngăn chặn Facebook, công cụ liên lạc rất quan trọng đối với các nhà hoạt động dân chủ, riêng người phóng viên viết bài này thì bị công an chìm theo dõi trong những lần gặp gỡ các nhà hoạt động dân chủ tại nhiều nơi trong thành phố.

"Đảng Cộng sản muốn bóp nghẹt phê bình và bất ổn trước kỳ họp quan trọng nhất của đảng," Sophie Richardson giám đốc Châu Á của tổ chức Human Rights Watch cho biết. " Tình trạng đàn áp những người chỉ trích chính phủ ôn hoà thật ra chẳng phải là điều gì mới mẻ tại Việt Nam, nhưng ngay bây giờ chúng tôi thấy sự trấn áp đang tăng vọt đáng kể."

Khôi phục niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam, mà đã bắt đầu chựng lại sau nhiều năm phát triễn, sẽ là một trong những mục tiêu phấn đấu quan trọng nhất của đảng. Tuần qua, công ty PwC tiên đoán rằng vào khoảng năm 2050 Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 14 trên thế giới, sự tăng triễn chóng mặt cho quốc gia đã từng suýt lâm vào nạn đói mới gần đây vào giữa thập niên 1980. Bằng chứng của phép lạ kinh tế này hiện diện khắp nơi ở thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện qua các nhà chọc trời, trong đó có toà nhà Bitexco Tower 68 tầng mới khai trương vào tháng Mười, qua cảnh các đại lộ đông nghẹt những xe gắn máy và xe hơi.

Sự thay đổi hoàn toàn này đa phần nhờ chính sách Đổi Mới được đưa ra vào thập nhiên 1990, qua đó dần dần cởi trói nền kinh tế trong khi vẫn duy trì kiểm soát chính trị tuyệt đối rất giống như những gì diễn ra ở Trung Quốc.

Nhưng càng ngày càng phát sinh ra nhiều vấn đề. Lạm phát rất cao ảnh hưởng nặng nề đến người nghèo. Sự phát triễn mau lẹ đã đuổi nông dân ra khỏi ruộng vườn của họ. Các cuộc đình công ngày càng gia tăng tại những nhà máy xuất khẩu ở trong nước và bao mối lo về ô nhiễm công nghiệp.
Dù tầng lớp lãnh đạo nhiều lần công khai cam kết đẩy mạnh cải cách nền kinh tế kế hoạch tập trung, nhưng khu vực do nhà nước quản lý tuy hoạt động kém vẫn tiếp tục nhận được trợ cấp đáng kể.
Nhà máy đóng tàu Vinashin, một trong những công ty quốc doanh lớn nhất trong nước, đã trở thành điển hình cho sự quản lý kinh tế tồi tệ của chính quyền. Công ty này gần như phá sản với số nợ 4.5 tỷ đô la, nhưng chính quyền vẫn cố tiếp sức duy trì nó.

"Trường hợp Vinashin chứng minh phát triễn kinh tế hầu như chỉ làm lợi cho chính quyền và cho những ai có các mối quan hệ. Còn đa số người dân đều không thấy lợi ích gì. Giá cả thì tăng vọt còn người dân lại mất việc." Lê Trần Luật, luật sư viết về nhân quyền và biện hộ cho những người bất đồng chính kiến tại toà, phát biểu.

Theo lời Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam ở Học viện Quốc phòng Úc, người ta đoán điểm nổi bật nhất ở kỳ đại hội kéo dài cả tuần lễ này là sự kình địch trong nội bộ đảng giữa hai phe phái tranh nhau nắm các chức vụ lãnh đạo. Phe bảo thủ trong đảng coi Trung Quốc là mẫu mực, e ngại sự cởi mở tiếp tục ở trong nước cho nên có lẽ ra lệnh trấn áp các nhà bất đồng chính kiến nhằm cảnh cáo phe cải cách trong đảng, ông Thayer nhận định. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính trị gia quyền lực nhất nước, có thể được ban thêm nhiệm kỳ năm năm.

Vào năm 2008, chính quyền Việt Nam đã nhượng đất cho một công ty Trung Quốc khai thác mỏ bauxite trị giá hàng tỷ đô la ở cao nguyên trung phần Việt Nam. Các nhà hoạt động tranh đấu dân chủ đã thu hút được sụ ủng hộ chưa từng có từ tầng lớp tinh hoa ở đô thị và từ trong nội bộ đảng -  trong đó có cả anh hùng giành độc lập tướng Võ Nguyên Giáp - qua chỉ trich việc khai thác mỏ và thái độ ngày càng lấn lướt của Trung Quốc tại biển Đông, nơi có nhiều đảo có nhiều tiềm năng khoáng sản mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.

Hoa Kỳ, dưới chính quyền Obama tìm cách tái xác lập ảnh hưởng ở đông nam Á như đối trọng trong vùng với Trung Quốc, đã nhận ra cơ hội. Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton đến Hà Nội hai lần trong năm 2010, và trong lần viếng thăm vào tháng Bảy bà tuyên bố Hoa Kỳ có "quyền lợi quốc gia" trong sự tự do hàng hải ở biển Đông.

Phe bảo thủ trong đảng, bị dồn vào chân tường trước làn sóng giận dữ trong dân chúng về vấn đề Trung Quốc, đã tìm cách dập tắt cuộc tranh luận bằng cách ngăn chặn và đánh phá các trang mạng và bắt giữ những người viết blog chống Trung Quốc.

Bất chấp những rủi ro này, các trí thức đô thị vẫn tiếp tục gia nhập vào đội ngũ những nhà hoạt động dân chủ. Nguyễn Thu Trâm, 33 tuổi, mới tham gia vào Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, nhóm tự nguyện gồm những nhà báo nghiệp dư đăng những bài viết trên mạng về những cảnh bất công đời thường tại các thành phố họ sống và qua đó tạo ra hình thức báo chí mới cùng hiện diện với báo chí quốc doanh bị kiểm duyệt nặng nề. Nguyễn Thu Trâm phải thoát ly gia đình vì sợ gây nguy hiểm cho người thân, và chị cho biết chị thường xuyên bị công an tra vấn.

"Tôi vẫn tiếp tục đi ra ngoài để nói chuyện với mọi người, và để tường thuật những gì đang xảy ra trong cuộc sống của họ." Chị nói. 
"Nhưng ở Việt Nam  xử dụng internet là cả một sự liều lĩnh. Thỉnh thoảng tôi tưởng đâu nửa người của mình đã ở trong tù rồi."
Bản tiếng Việt:


Tựa đề của người dịch, nguyên tác tiếng Anh "Vietnam cracks down on online critics ahead of Communist congress", tờ Guardian, Anh số ra ngày 10/1/2011.


Vietnam cracks down on online critics ahead of Communist congress 

Activists use blogs and social networking sites to highlight human rights abuses and corruption
Share 148 

Dustin Roasa in Ho Chi Minh City 
The Guardian, Monday 10 January 2011 18.53 GMT 


A boom in Vietnam has led to forecasts that it will become the world's 14th biggest economy. Photograph: Richard Vogel/AP 

At a trendy cafe in the smart Saigon Centre shopping mall, a place where the nouveau riche go to see and be seen, Nguyen Ngoc Quang recalls the moment he fell foul of the darker side ofVietnam's much-lauded economic miracle. Men hired by the security police, he says, knocked him to the ground and drove over him with a motorbike. The message to the political dissident and online activist was blunt: stop or else.

But the former designer, 49, whose face is scarred from the September attack, is unbowed. "I won't back down," he said. "The government is trying to stop us because we are telling the truth. The people have been lied to for so many years."

Nguyen, who recently completed a three-year jail sentence for dissent, is part of a growing, vocal group of Vietnamese who are challenging the authority of the Communist party, which has ruled the country since reunification in 1975 and does not permit political opposition. On blogs and social networking sites, activists have attracted a growing audience by writing about human rights abuses, corruption and restrictions on speech.

But as the authorities prepare for tomorrow's Communist party national congress, a decisive planning session that will set the country's course and leadership for the next five years, the government has sought to reassert its authority by cracking down on critics such as Nguyen. In the past year, dozens of dissidents have been arrested and imprisoned, and numerous others have been harassed and monitored by the police. In a confidential diplomatic cable from its embassy in Hanoi, the US ambassador last year spoke of "the excessive use of violence" in putting down one protest, which he said was "troublesome and indicative of a larger GVN (government of Vietnam) crackdown on human rights in the runup to the January 2011 party congress."

As the leadership prepares to address a number of domestic concerns at the congress, including a poorly performing economy and public criticism of Vietnam's growing economic ties with its traditional rival China, tensions have risen. On Wednesday, police in the central city of Hue roughed up an American diplomat who was attempting to visit Nguyen Van Ly, a dissident Catholic priest who is under house arrest after being released from prison for health reasons. The authorities are also blocking Facebook, a key networking tool for activists, and this reporter was followed by plainclothes police in meetings with activists around Ho Chi Minh City.

"The Communist party wants to silence any criticism or unrest before its most important meeting," said Sophie Richardson, Asia advocacy director at Human Rights Watch. "Crackdowns on peaceful government critics are nothing new in Vietnam, but right now we are seeing a dramatic spike in repression."

Reviving faith in Vietnam's economy, which has begun to falter after years of growth, will be high on the party's agenda. Last week, a report by PwC predicted that Vietnam would be the world's 14th biggest economy by 2050, a giddy ascent for a country that experienced near-famine as recently as the mid-1980s. Evidence of this economic miracle is everywhere in Ho Chi Minh City, with its skyscrapers, including the 68-storey Bitexco Tower that was opened in October, and boulevards clogged with motorbikes and cars.

The turnaround owes much to Vietnam's Doi Moi policy of change and renovation, launched in the 1990s, which gradually deregulated the economy while maintaining strict political control, much as has happened in China.

But the problems are mounting. Double-digit inflation is disproportionately affecting the poor. Rapid development has evicted farmers from their land. There have been a growing number of strikes in the country's export-driven factories and worries about industrial pollution.

And despite the leadership's public commitments to accelerate reform of the centrally planned economy, the state-run sector continues to receive significant subsidies despite poor performance.

Vinashin, a shipbuilder that is one of the largest state-run entities in the country, has come toepitomise government mismanagement of the economy. The company is on the verge of bankruptcy with debts of $4.5bn (£2.9bn), but the government is keeping it afloat.

"The Vinashin case shows that economic growth is mostly benefitting the authorities and those with connections. Most citizens aren't seeing the benefits. Prices are increasing and people are losing jobs," said Le Tran Luat, 42, a lawyer who writes about human rights and defends dissidents in court.

The week-long congress is expected to be dominated by internal party rivalries as two competing factions jostle for control of the leadership, according to Carl Thayer, a Vietnam expert at the Australian Defence Force Academy. Party conservatives, who look to China as a model, fear the continued liberalisation of the country and are probably directing the crackdown against dissidents as a warning to party reformers, Thayer said. The prime minister, Nguyen Tan Dung, the country's most powerful politician, is likely to be granted another five-year term.

In 2008, the Vietnamese government granted a land concession to a Chinese firm for a multibillion-dollar bauxite mine in central Vietnam. Pro-democracy activists attracted unprecedented support among urban elites and within the party – including independence hero General Vo Nguyen Giap – with criticism of the mine and China's growing assertiveness in the South China Sea, which contains potentially resource-rich islands claimed by both countries.

The United States, which under the Obama administration has sought to reassert itself in south-east Asia as a regional counterweight to China, sensed an opportunity. Secretary of state Hillary Clinton visited Hanoi twice in 2010, and during her visit in July she said the US had a "national interest" in freedom of navigation in the South China Sea.

Communist party conservatives, backed into a corner by the furore over the China issue, have sought to silence the debate by blocking and hacking websites and arresting anti-China bloggers.

Despite these hazards, urban intellectuals are continuing to join the ranks of the activists. Nguyen Thu Tram, 33, recently became involved in the Club of Free Journalists, a loose collection of amateur reporters who post stories about everyday injustices in their cities and offer an alternative to the heavily censored state-run press. Nguyen had to separate herself from her family out of fear of endangering them, and she says she is regularly interrogated by the security police.

"I insist on going out and talking to people, and reporting on what is happening in their lives," she said. "But using the internet is not a safe thing to do in Vietnam. Sometimes I feel that half of my body is already in jail."

Inside the Vietnamese government 

Vietnam gets its name from the indigenous ethnic group while its language borrows heavily from Cantonese. But its politics come directly from the Marxist-Leninist textbook. The country is ruled by a 15-member politburo, at least six of whom are likely to be replaced at this congress, according to US diplomats. The real power lies with three men: the party general secretary, Nong Duc Manh, the state president, Nguyen Minh Triet, and the prime minister, Nguyen Tan Dung (below).

Manh is due to retire, and US cables predict that Dung and politburo member Truong Tan Sang are best placed to take over as general secretary. If Dung does not get the job, he is likely to remain prime minister. Both are southerners and were party secretaries in Ho Chi Minh City. Neither man is seen as a champion of political reform in the manner of late prime minister Vo Van Kiet. The dark horse candidate is To Huy Rua, a hardliner who runs the ideology and education commission.

A secretariat led by Truong Tan Sang looks after day-to-day policy implementation. The central military commission, which is composed of select politburo members and additional military leaders, determines military policy. The national assembly is the highest representative body of the people and the only organisation with legislative powers. Once seen as little more than a rubber stamp, the assembly has become more assertive in exercising its authority over legislation. However, it remains subject to the party and more than 90% of the deputies are party members. The 11th party congress will vote in a central committee of about 150 members, which will in turn elect the politburo. 

Monday 10 January 2011

Dustin Roasa

No comments:

Post a Comment