Friday, December 21, 2012

VĂN HÓA CỘNG SẢN: TỪ BÊ TÔNG CỐT TRE ĐẾN BÊ TÔNG TRỘN ĐẤT VÀ GỖ MỤC



Nguyễn Thu Trâm - Năm 2004, sự việc bị phát hiện một cách... nực cười. Đó là, qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng công an huyện Yên Phong  tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện và bắt quả tang một số trẻ chăn trâu đang đập vỡ cọc tiêu bê tông để lấy sắt đem bán ve chai. Đấu tranh từ những trường hợp này, lực lượng công an còn làm rõ 22 cháu nhỏ cùng trong độ tuổi này chủ yếu ở thôn Trác Bút, Thị trấn Chò- huyện Yên Phong đã đập phá cọc tiêu bê tông lấy sắt vụn đem bán cho đồng nát lấy tiền. Các cháu khai nhận đã đập 33 cọc tiêu bê tông.


Đấu tranh từ những trường hợp này, lực lượng công an còn làm rõ 22 cháu nhỏ cùng trong độ tuổi này chủ yếu ở thôn Trác Bút, Thị trấn Chò- huyện Yên Phong đã đập phá cọc tiêu bê tông lấy sắt vụn đem bán cho đồng nát lấy tiền. Các cháu khai nhận đã đập 33 cọc tiêu bê tông.

Tuy nhiên, một điều bất ngờ từ lời khai của các cháu nhỏ này. Khi đập vỡ những cọc tiêu bê tông đầu tiên, trong lõi cọc tiêu không hề có lõi sắt mà chỉ có... cọc tre! Vì thất vọng không có sắt, lũ trẻ chăn trâu tiếp tục đập những cọc tiêu bê tông khác và cũng chỉ thấy toàn lõi tre.


nhiều người rất bất ngờ khi chứng kiến ở giữa của cột mốc được đúc bằng bê tông này được làm bằng cốt tre. Tại hiện trường, nằm trong khối bê tông của cột km này, chỉ có 4 thanh tre đã bị mục ải, mà không hề có sắt thép. Lại nhờ đến một tai nạn giao thông mà người ta phát hiện ra kiểu làm ăn dối gian của những người cộng sản: “TAI NẠN GIAO THÔNG MUÔN NĂM!”

Theo các báo chí thuộc hệ thống truyền thông lề phải của Việt Nam thì ngày 9 tháng 10 vừa qua, đập thủy điện Dakrông 3, thuộc  huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã. bị vỡ sau 15 ngày tích nước để chạy thử, một lượng nước khổng lồ đã đổ ập xuống sông Đakrông, gây thiệt hại cho hai xã Tà Long và Đakrông đã đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của 2.500 hộ cư dân ở hai bên bờ sông Dakrông phía hạ lưu của nhà máy. Nước lớn đã cuốn trôi nhiều diện tích hoa màu của hàng chục hộ dân, mà hầu hết là đồng bào người dân tộc Pa Kôh lam lủ và rất nghèo khó. Vị trí vỡ ở thượng lưu vai trái đập dâng với chiều dài đập bị cuốn trôi là 20m, chiều cao 6m.

Tại hiện trường, những khối bêtông khổng lồ vỡ ra từ thân đập bị trôi xuống hạ lưu nơi xa nhất chừng vài trăm mét. Bên ngoài những khối bêtông này lòi ra lưa thưa những que sắt, loại lớn nhất có phi 16, những que sắt này không có dấu bị kéo đứt, gãy mà đa số vẫn còn nguyên vẹn. Điều này cho thấy, sắt được kết cấu cho từng khối bêtông riêng rẽ, chúng không được hàn hoặc tổ chức kết cấu cho toàn bộ thân đập.

Tại những nơi bêtông bị bể ra, bằng mắt thường có thể nhìn thấy rất nhiều tạp chất gồm đất, gỗ, củi..., một số nơi có thể dùng tay bẻ bêtông vẫn rời ra từng cục. Ngay dưới chân thân đập, nơi chỉ chịu áp lực nước xối từ trên cao xuống, bêtông cũng bị xói trôi nhiều đoạn, lòi ra những que sắt nhỏ.

Còn ngay tại vị trí đáy đập, nơi phần nổi của đập vừa bị cuốn trôi hôm ngày 7 tháng 10, cũng chỉ thấy lòi lên những que sắt loại nhỏ. Một người thợ xây dựng, chuyên nhận làm nhà ở cho cư dân ở địa phương nói: “Tôi không phải kỹ sư, nhưng nhìn vào kết cấu sắt trong các khối bêtông và nơi đáy đập, tôi nghĩ sắt như vậy vừa ít, vừa quá nhỏ, không đủ để giữ hàng trăm tấn bêtông thế này”.

Thực ra đây không phải là lần đầu tiên người ta phát hiện ra “phẩm chất” của bê tong tại các cộng trình xây dựng tại Việt Nam. Khi TGĐ PMU18 Bùi Tiến Dũng bị bắt, những dự án tai tiếng của PMU18 trước đó bị phanh phui, nhiều người dân ở địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh mới nhớ lại chuyện mờ ám liên quan đến PMU18 có từ trước đó 2 năm.

Đó là chuyện ''cười ra nước mắt'' ở Quốc lộ 18 khi bị làm gian dối để ăn cắp một cách trắng trợn. Thật may, vụ việc ''lộ sáng'' từ những đứa trẻ chăn trâu thiếu tiền, phải đập cọc tiêu lấy sắt bán... nhưng chỉ thấy cọc tre!

Trong khi đó, theo tiêu chuẩn quy định, một cọc tiêu bê tông cao 90cm phải có 4 lõi sắt phi 10 và từ 3-4 đai sắt phi 6.

Lũ trẻ chăn trâu chỉ có chút tội do non dại và nghèo túng, nhưng chúng đã ''có công'' phát hiện ra cách làm ăn gian dối của các đơn vị thi công. Quy định về cọc tiêu cho QL18 đoạn Nội Bài- Bắc Ninh phải có 2,6kg thép. Trong thời điểm đầu năm 2004 giá thép tăng, thì riêng 2,6kg thép này đã có giá tới 25 ngàn đồng. Và, các đơn vị thi công đã ''sáng tạo'' khi giá tre rẻ hơn giá thép!? Vậy là công lớn thuộc về trẻ chân trâu: “CHĂN TRÂU MUÔN NĂM”.

Vào 15h23 chiều ngày 10 tháng 3 năm 2009, nhịp cầu đang thi công trên tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương, thuộc khu vực cầu Chợ Đệm, thị trấn Tân Túc, Bình Chánh bất ngờ gió thổi mạnh đã làm gãy đôi một đã dầm nặng 80 tấn, khiến ít nhất 2 công nhân trọng thương. Hiện, lực lượng cứu hộ đang mò tìm những nạn nhân khác đang còn chìm dưới sông. Gió thời đại Hồ Chí Minh, gió của bạo lực cách mạng mạnh quá, đến nỗi thổi gãy làm đôi cả khối bê tông 80 tấn! "GIÓ MUÔN NĂM"

Vào tháng 12 năm 2009, nhờ một tai nạn giao thông nho nhỏ mà đoạn Quản lý đường bộ - đường sông  thuộcSở GTVT tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện Nguyễn Tiền Giang, nguyên Đội phó Đội duy tu số 3 - Đoạn Quản lý đường bộ - đường sông đã "rút ruột" bằng cách “chế tác các cột mốc lộ giới chỉ toàn bằng đất và cát thay vì bằng bê tông cốt thép, tổng cộng 2.782 cột mốc giới hạn hành lang bảo vệ đường bộ ở 18 tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh, gây thiệt hại gần 700 triệu đồng.

Gần đây, vào này 02 tháng 10 năm 2011, một phụ nữ  ở huyện Dak Hà, tỉnh Kontom, điều khiển xe máy chạy với tốc độ khá cao khi đổ đèo, chị đã tông vào cột mốc km 5, thuộc tỉnh lộ 671, nối từ thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, Kon Tum đến xã Ngọc Wang. Cú tông xe này khiến cột mốc này bị gãy và đổ ra lề đường. 

Người ta cảm thấy bất ngờ và lạ lẫm trước lối làm ăn gian dối đó. Nhiều người phẫn nộ khi thấy rằng vì mưu lợi cho cá nhân, mà những kẻ ăn trên ngồi trốc đó đã quá coi thường lợi ích quốc gia cũng như sinh mạng của người khác. Ai có thể đoan chắc rằng hàng ngàn cột mốc biên giới dọc theo “Trung-Việt Quốc Giới” lại không phải làm bằng bê tông cốt tre, hay chỉ là bê tông trộn dất và gỗ mục để cho “Nước Lạ” dễ dàng phá hủy mà xích dịch quốc giới vào sâu trong lãnh thổ của Việt Nam theo những thỏa thuận ngầm giữa lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước?

Bê tông cốt tre hoàn toàn không xa lạ gì đối với nhân dân miền Bắc trong những năm miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN. Từ nhà ở cao cấp của các hợp tác xã viên, cho đến các trụ sở ủy ban, đến cả các trường trung học và đại học, nhất là các khu ký túc xá cho sinh viên đều được xây dựng “kiên cố” bằng mái tranh, vách đất trộn rơm, cốt tre… rất đặc trưng cho nền sản xuất lớn XHCN.

Không chỉ có vậy, ngay cả con người cộng sản cũng có những đặc trưng rất “bê tong cốt tre”: Phần đông những người miền Nam theo cộng sản là những người bất đắc chí, những thành phần bất hảo trong xã hội, nằm trong sổ đen của cảnh sát quốc gia, hay là những người nghèo khổ đi làm thuê làm mướn cho các chủ xưởng, nhưng rồi vì thói chây lười lại gian tham, sinh ra trộm cắp và bị chủ cả đánh đập, cắt lương rồi sinh ra phẫn chí mà bỏ vào chiến khu theo công sản. Và sau ngày chiến thắng, họ trở về thành, với cơ cấu quy hoạch cán bộ theo các tiêu chuẩn: “Nhất trụ, nhì tù, tam khu, tứ kết”, tức là ưu tiên số một cho những người bám trụ để đánh “Mỹ Ngụy” như Ba Dũng, Tư Sang, Sáu Triết… rồi ưu tiên thứ hai là những cán binh cộng sản đã từng phải ở tù Côn Đảo như Mười Cúc, Ba Duẩn, Ba Hoa, ưu tiên thứ ba là cho những người bỏ thầy bỏ bạn lên chiến khu và ưu tiên cuối cùng là cho những người bỏ cha mẹ, vợ con ở miền Nam, ra Bắc tập kết. Đây là những thanh phần được cơ cấu vào trung ương đảng, vào bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước. Do ít được học hành hoặc học hành dang dỡ, chưa bao giờ được đọc kinh sử của Thánh Hiền, cho nên khi trở thành lãnh đạo đất nước trí tuệ đỉnh cao mà họ có để điều hành đất nước, để tế thế kinh bang là trí tuệ bê tông. Cho nên những cột mốc giới bằng bê tông cốt tre, hay đập thủy điện với bê tông trộn đất và gỗ mục là đặc trưng của nền văn hóa cộng sản, là phù hợp với cơ cấu lãnh đạo đảng và nhà nước theo tiêu chuẩn “Nhất trụ, nhì tù, tam khu, tứ kết”.

Ngày 17 tháng 10 năm 2012

No comments:

Post a Comment